Trực thăng rơi: 2 phi công t:::ử n::::ạn

   

Một trực thăng vũ trang Mi-28 của không quân Nga đã gặp nạn trong lúc huấn luyện tại tỉnh Leningrad vào ngày 18.3, khiến cả hai thành viên kíp lái thiệt mạng.

Trực thăng chiến đấu Nga rơi, 2 phi công tử nạnTrực thăng Mi-28 “Thợ săn đêm” của Nga. Ảnh: AFP
Theo Defense Blog, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận sự việc và cho biết chiếc trực thăng không mang theo đạn dược khi rơi xuống một khu vực xa khu dân cư.

Ngay sau vụ tai nạn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, trong khi một đội điều tra thuộc Không quân Vũ trụ Nga đang tiến hành làm rõ nguyên nhân sự cố. Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay.

Mi-28 là dòng trực thăng tấn công được phát triển từ thời Liên Xô, với nguyên mẫu đầu tiên ra đời năm 1982. Tuy nhiên, quá trình sản xuất hàng loạt chỉ bắt đầu từ năm 2006. Nga đã chế tạo gần 130 chiếc Mi-28, trong đó khoảng 110 chiếc do Không quân Vũ trụ Nga vận hành, số còn lại được xuất khẩu sang Algeria, Iraq và Uganda.

Trực thăng Mi-28 có tổ bay gồm hai người, đạt tốc độ tối đa 320 km/h, bán kính chiến đấu 200 km và tầm bay tối đa 1.100 km. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, khung thân bọc giáp kiên cố và có nhiệm vụ tấn công các phương tiện bọc thép cũng như mục tiêu mặt đất bằng pháo tự động 30 mm, tên lửa chống tăng dẫn đường và rocket.

Trước vụ tai nạn ngày 18.3, Không quân Vũ trụ Nga đã mất tổng cộng 6 chiếc Mi-28 do các sự cố không liên quan đến chiến đấu kể từ năm 2009. Gần đây nhất, một chiếc Mi-28NM đã rơi tại tỉnh Voronezh vào ngày 1.1, cũng khiến hai phi công thiệt mạng.

Bên cạnh các sự cố kỹ thuật, ít nhất 7 chiếc Mi-28 của Nga đã bị quân đội Ukraina bắn hạ. Trong đó, 6 chiếc bị bắn rơi trong vòng hai tháng đầu tiên của cuộc xung đột, và 1 chiếc khác bị bắn hạ vào tháng 5.2023.

Một nhà khoa học tuyên bố đã xác định được vị trí xác máy bay MH370 mất tích bí ẩn của hãng hàng không Malaysia Airlines dưới độ sâu gần 6.000 m ở Ấn Độ Dương.

Chuyến bay MH370 chở 239 hành khách đã mất tích sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Vụ việc này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, theo The Mirror.

Một nhà khoa học tuyên bố tìm thấy xác máy bay MH370 - Ảnh 1.

Một số mảnh vỡ của máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã được tìm thấy

ẢNH: AFP

Trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia được triển khai tiêu tốn hàng trăm triệu USD, nhưng đều không mang lại kết quả rõ ràng.

Tuy nhiên, mới đây, nhà khoa học Vincent Lyne – từng làm việc tại Đại học Tasmania (Úc), tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông cho là xác máy bay mất tích thông qua một điểm ảnh màu vàng, được mô tả là “dị thường” trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dương

Dữ liệu đo độ sâu của GEBCO – bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương do ông Lyne quan sát đã xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, nằm thẳng hàng với trên kinh tuyến của phía tây nam sân bay Penang (Malaysia).

Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là hố sâu kinh độ Penang, là một miệng núi lửa sâu gần 6.000 m ở đầu phía đông của Broken Ridge – một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương.

“Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge tiếp giáp vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện – xác định vị trí xác tàu với độ chính xác chưa từng có”, ông Lyne giải thích.

“Ở độ sâu 5.750 m, nó nổi bật như một điểm dị thường, chỉ ra vị trí có thể là nơi rơi của MH370. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và máy đo độ cao vệ tinh đã gây ra một số không chắc chắn về vị trí, mặc dù điểm dị thường trên không thể nhầm lẫn”, theo ông Lyne.

Trước đây, ông Lyne từng đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn, mà là do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, cố tình lao máy bay xuống Broken Ridge.

Ông Lyne nhận định hố sâu này là “không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển”, đồng thời cho rằng điều này ủng hộ lý thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được “lên kế hoạch tỉ mỉ”.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke xác nhận công ty rô bốt hàng hải Anh Ocean Infinity sẽ tham gia cuộc tìm kiếm mới đối với chuyến bay MH370 mất tích.